NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VIÊM VA Ở TRẺ EM

NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VIÊM VA Ở TRẺ EM

Viêm VA là 1 trong những bệnh hàng đầu với trẻ em ngày nay ,theo thống kê viêm VA chiếm khoảng 10% số trẻ em trong cả nước

Viêm VA là 1 trong những bệnh hàng đầu với trẻ em ngày nay ,theo thống kê viêm VA chiếm khoảng 10% số trẻ em trong cả nước ,viêm VA do có thể bị viêm nhiễm khi nó bị tái phát nhiều lần và trở thành ổ vi khuẩn rồi từ đó phát sinh ra các đợt viêm nhiễm nó có thể gây biến chứng .

Nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ :

Tại sao bị viêm VA : do quá trình viêm cứ tái diễn gây ra các nang lympho tăng lên thêm về khối lượng và số lượng và hình thành VA

Bình thường VA của trẻ đều tăng trưởng bình thường vè khối lượng trong quá trình phát triển về hệ miễn dịch thời gian từ nhỏ đến tâm tuôi 8 - 10 rồi sẽ giảm dần ở độ tuổi 15 đến khi trưởng thành thì trở lên trơn nhẵn .Có những trường hợp khối lượng của VA tăng trưởng đến mức gây ra tắc nghẽn đường thở và gây 1 số biến chứng khác.

Nguyên nhân chính gây viêm VA cho trẻ là do virus như : hemophilus , rhinovirus ,virus cúm...

 Ngoài ra VA còn có rất nhiều nguy cơ khác liên quan đến yếu tố về nội tạng như cơ địa ,tạng tân ,thời tiết nóng ẩm ,bụi bặm ,khói thuốc..

Triệu chứng viêm VA ở trẻ :

VA cấp tính nếu không được điều trị thì sẽ trở thành mạn tính. Viêm VA mạn tính là tình trạng VA quá phát hoặc xơ hoá sau viêm nhiễm cấp tính nhiều lần.Thông thường trẻ mắc chứng viêm VA thường bị sốt cao, khoảng 38-40 độ và thường có một số những triệu chứng kèm theo như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho do phản ứng xuất tiết hoặc viêm mủ ở VA. Một số trường hợp còn có các biểu hiện của viêm tai, viêm thanh quản.

Biến chứng của viêm VA ở trẻ em :

Trẻ sẽ phát triển chậm hơn so với trẻ cùng lứa tuổi, kém nhanh nhẹn, ăn uống kém, người gầy, da xanh, thò lò mũi nếu viêm VA do vi khuẩn mủ xanh thì mủ có màu xanh, nên được gọi là thò lò mũi xanh .

Trẻ đãng trí kém tập trung tư tưởng, thường lực học bị giảm sút so với bạn bè cùng trang lứa do tai bị viêm và não thiếu oxy bởi thiếu thở mạn tính. Trẻ thường bị ngẹt, tắc mũi giai đoạn đầu nghẹt ít sau ngẹt nhiều và tăng dần vì vậy thường trẻ há mồm để thở, nói giọng mũi kín và ho khan. 

Biến chứng thường gặp nhất là viêm thanh quản,và bệnh phế quản xuất hiên cơn khó thở đột ngột, dữ dội về đêm và nếu trẻ bị hen phế quản thì sẽ làm cho cơn hen xuất hiện mau hơn và nặng hơn. Biến chứng viêm tai giữa, viêm đường tiêu hoá, áp xe thành sau họng, nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu nhóm A S. pyogenes thì có thể gây viêm khớp hoặc viêm cầu thận cấp. Biến chứng của viêm VA mạn tính có thể làm biến dạng lồng ngực, lưng Trẻ luôn bị mệt mỏi, lười biếng, buồn ngủ, giảm trí nhớ.

Điều trị viêm VA cho trẻ :

Trường hợp VA bị viêm nhẹ, không cần phải điều trị bằng thuốc, chỉ cần dinh dưỡng tối đa, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng là bé hết. Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9% rồi hỉ mũi sạch, giữ vệ sinh và ủ ấm cho bé.

Trường hợp bé bị viêm VA cấp hoặc nặng, cần đưa bé đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời và đúng như: dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng, hạ sốt, giảm đau.

Trường hợp bé bị VA nặng, nghẹt mũi hoàn toàn, có thể bị biến chứng thì Bác sĩ Tai Mũi Họng sẽ can thiệp bằng phẫu thuật nạo VA

Phòng ngừa viêm VA cho trẻ em :

Để phòng chống bệnh viêm VA điều quan trọng nhất là bạn phải giữ vệ sinh tai mũi họng cho trẻ. Việc rửa mũi và hút mũi rất quan trọng vì nó góp phần làm giảm bớt mủ và dịch viêm ra khỏi mũi của trẻ, khiến trẻ dễ thở và mau khỏi bệnh hơn.

Tuy nhiên, việc vệ sinh mũi không phải dễ như tưởng tượng mà cha mẹ hoặc người chăm trẻ phải có hiểu biết về việc này. Rửa mũi cho trẻ phải đúng cách và luôn được tiến hành hàng ngày đặc biệt trong giai đoạn trẻ mắc bệnh viêm VA. Tuy nhiên, cần thiết phải nhẹ nhàng vì mũi của trẻ khi này rất dễ bị tổn thương hoặc gây viêm mũi , dễ dàng khiến bệnh càng phát triển, tái phát hoặc dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm khác.

Hãy quan tâm và chăm sóc trẻ hàng ngày bằng cách vệ sinh răng miệng ,giữ ấm cho trẻ vào mùa đông để tránh những bệnh liên quan đến tai mũi và họng tránh những trường hợp gây bệnh nguy hiểm cho bé làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của bé .

© Trung tâm thính học sài gòn

Địa chỉ: 201 đường 3/2, Phường 9, Quận 10, TP. HCM - ĐT:0903168101

WebDoanhNghiep.biz thiết kế web này

[X]