Khi tai bị điếc thì khả năng thính giác của người bệnh sẽ bị giảm hoặc bị mất đi. Đó là một thiệt thòi của bệnh khi họ mất đi một kênh giao tiếp với thế giới bên ngoài.
Khi tai bị điếc thì khả năng thính giác của người bệnh sẽ bị giảm hoặc bị mất đi. Đó là một thiệt thòi của bệnh khi họ mất đi một kênh giao tiếp với thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, khi bị điếc thì người bệnh cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vậy trong các trường hợp bị điếc thì phải làm gì?
Theo các bác sĩ của Phòng khám đa khoa Năm Châu, khi bị điếc, điều cần thiết là phải phát hiện sớm và can thiệp sớm. Muốn can thiệp sớm thì phải phát hiện được sớm. Can thiệp càng sớm bao nhiêu thì tác hại của điếc giảm đi bấy nhiêu. Tùy theo từng loại điếc và nguyên nhân gây ra mà chúng ta can thiệp.
1. Điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật, phẫu thuật:
- Tai ngoài: Có nhiều bệnh nhân sau khi đi tắm biển về hoặc sau khi tắm gội bị điếc luôn một hoặc hai tai, đó là do ráy tai bị nở ra bít kín đường truyền âm thanh đến màng nhĩ. Đối với những trường hợp này chỉ cần lấy ráy tai ra bệnh nhân sẽ nghe lại bình thường.
- Tai giữa: tắc vòi nhĩ hoặc viêm tai giữa thanh dịch nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai giữa thủng nhĩ. Lúc này muốn tăng sức nghe lên không chỉ điều trị bằng thuốc mà còn phải thực hiện phẫu thuật vá nhĩ.
- Tai trong: Điếc đột ngột, bệnh nhân thường bị điếc sau một đêm ngủ dậy. Đây là bệnh không gây tử vong ngay như các bệnh cấp cứu khác nhưng cũng là một trong các bệnh cấp cứu tai mũi họng, vì kết quả điều trị rất khác nhau nếu ngay 1 ngày sau điếc hay một tuần sau mới điều trị.
Sau điều trị thuốc và phẫu thuật mà sức nghe đã cải thiện vẫn không đáp ứng được giao tiếp bình thường thì phải có thêm trợ thính bằng máy nghe hay cấy điện ốc tai
2. Cho bệnh nhân mang máy nghe:
Tất cả các trường hợp điếc nhẹ và điếc trung bình, thậm chí điếc nặng và điếc sâu mà không có đủ khả năng kinh tế để cấy điện ốc tai đều nên mang máy nghe càng sớm càng tốt.
Những người điếc nhẹ và điếc vừa nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác hàng ngày vì không giao tiếp tốt. Nếu để lâu không can thiệp, tiếng nói có thể bị méo.
Người bị điếc không nghe được tốt và hiểu người khác cũng không tốt, dần dần họ trở nên cô lập, tâm sinh lý thay đổi và sức khỏe cũng ảnh hưởng.
3. Cấy điện ốc tai:
- Bệnh nhân điếc nặng và sâu, máy nghe cũng không giúp được cho họ nữa thì có chỉ định cấy điện ốc tai. Đối với trẻ điếc bẩm sinh và điếc trước ngôn ngữ, thời gian bắt đầu mang máy nghe hoặc cấy điện ốc tai rất quan trọng, muốn đạt kết quả tốt nhất phải thực hiện trước 5 tuổi, tuổi thích hợp nhất là từ 2 đến 3 tuổi vì đây là giai đoạn học nói của trẻ.
- Đối với người điếc nặng và sâu, sau khi có ngôn ngữ nếu không được can thiệp sớm dây thần kinh thính giác 15-10 năm không hoạt động khi có âm thanh trở lại nó cũng không truyền tải thông tin tốt đến vỏ não vì vậy dù có được cấy điện ốc tai kết quả cũng kém xa những người được cấy ốc tai sau 1,2 năm điếc.
Các vấn đề liên quan đến bệnh lý, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ.
© Trung tâm thính học sài gòn
Địa chỉ: 201 đường 3/2, Phường 9, Quận 10, TP. HCM - ĐT:0903168101