Tư vấn chọn lựa máy:
Các bác sĩ sẽ tiến hành khám và đo kiểm tra thính lực của bạn. Dựa vào thính lực đồ, các chuyên viên tư vấn sẽ đánh giá, xác định và giải thích mức độ giảm thính lực của bạn. Chuyên viên tư vấn sẽ hướng dẫn bạn chọn lựa loại máy trợ thính phù hợp với độ giảm thính lực của bạn (về kiểu dáng, model, nên đeo máy một tai hay cả hai tai…).
Máy trợ thính phù hợp phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí sau:
- Mức độ nghe kém
- Công suất của máy
- Công nghệ của máy: analogue, kỹ thuật số từ 1 đến 20 kênh...
- Môi trường sống, sinh hoạt hàng ngày của từng cá nhân
- Yêu cầu thẩm mỹ: kín đáo, nhỏ gọn, thời trang...
-
Giá cả phù hợp
Lấy ni tai (hay dấu tai) để làm núm tai trước khi lắp máy
- Đối với người lựa chọn đeo máy sau vành tai, việc làm núm tai sẽ giúp mang lại hiệu quả nghe tốt hơn, tránh bị làm rơi, mang lại cảm giác êm ái hơn trong tai.
- Đối với máy đeo trong tai, giai đoạn này giúp thực hiện việc làm vỏ máy sao cho vừa khít theo khuôn tai của người dùng, đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng nghe.
Lắp máy, hiệu chỉnh và hướng dẫn cách sử dụng máy:
- Dựa vào thính lực đồ, chuyên viên tư vấn sẽ hiệu chỉnh máy cho phù hợp với độ giảm thính lực và cho bạn nghe thử máy ở các môi trường khác nhau. Khách hàng sẽ được nghe thử máy ở các môi trường nghe khác nhau, các nhóm âm thanh khác nhau phối hợp với chuyên viên hiệu chỉnh máy trợ thính để có được cảm giác thoải mái nhất khi nghe bằng trợ giúp của máy trợ thính.
- Khách hàng cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy
- Bạn sẽ có các buổi hẹn khác để đánh giá lại chính xác hiệu quả của máy mang lại cũng như để giải quyết các vấn đề phát sinh khi đeo máy. Tại các buổi hẹn tiếp theo với các nhà thính học bạn sẽ có cơ hội chia sẻ những cảm giác của mình khi sử dụng máy nghe trong các môi trường khác nhau. Nếu cần các nhà thính học một lần nữa sẽ vi chỉnh máy trợ thính để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho người sử dụng.